PHÒNG GD&ĐT VĂN LÂM TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG TÀI
Số: 110/QC DC-THLT
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lương Tài, ngày 28 tháng 9 năm 2018 |
QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG NHÀ TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:107QĐ-THLT, ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Trường Tiểu học Lương Tài)
Thực hiện Quyết định số 04/2000/QĐ–BGD & ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường, nay Trường Tiểu học Lương Tài đề ra quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường như sau:
I. TRÁCH NHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG:
- 1. Trách nhiệm:
- Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của nhà trường.
- Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, cán bộ công chức và học sinh.
- Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức , đoàn thể trong nhà trường và có biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền trách nhiệm được giao của Hiệu trưởng. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thì phải thông báo cho cá nhân tổ chức, đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấp trên.
- Thực hiện chế độ hội họp theo định kỳ như: Họp Hội đồng, họp liên tịch, họp Ban Giám hiệu, Hội nghị CBCC.
- Thực hiện chế độ công khai tài chính; công khai các quyền lợi, chế độ chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với Giáo viên, CBCC và học sinh.
- Gương mẫu đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện thiếu dân chủ trong nhà trường như cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu diếm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc …….
- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường, phối hợp với các tổ chuyên môn, đoàn thể và các cá nhân trong nhà trường phát huy dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
- Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trường.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền.
- Phối hợp với CĐCS tổ chức Hội nghị CBCC 1 lần/ năm.
2. Những việc Hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của cá nhân hoặc tổ chức đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định.
- Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học.
- Quy trình quản lý đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, CBCC.
- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của trường, các hoạt động dịch vụ của nhà trường.
- Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua khen thưởng, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường.
- Các báo cáo sơ, tổng kết trong năm học.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC:
1. Trách nhiệm:
- Thực hiện quyền và nhiệm vụ của giáo viên theo quy định của Luật Giáo dục tham gia đóng góp ý kiến vào mục I/2.
- Đấu tranh chống hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nề nếp nhà trường.
- Thực hiện đúng quy định trong pháp lệnh CBCC, pháp lệnh chống tham nhũng, pháp lệnh thực hiện tiết kiệm.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín danh dự của nhà giáo, CBCC tôn trọng đồng nghiệp và học sinh, bảo vệ uy tín nhà trường.
2. Những việc nhà giáo, CBCC được biết, tham gia ý kiến giám sát kiểm tra:
- Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, CBCC như lương, thưởng, phụ cấp….
- Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
- Việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo theo quy định của luật khiếu nại tố cáo.
- Các khoản đóng góp của học sinh, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu chi quyết toán.
- Việc nâng bậc lương, thuyên chuyển điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật.
- Kế hoạch tuyển sinh và thực hiện quy chế thi.
- Báo cáo sơ , tổng kết đánh giá công chức.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN, ĐOÀN THỂ, TỔ CHỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG:
1. Trách nhiệm của Tổ chuyên môn:
- Tham mưu đề xuất những biện pháp giúp Hiệu trưởng thực hiện tốt những quy định của việc thực hiện dân chủ trong nhà trường.
- Chấp hành và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động dân chủ trong đơn vị.
- Thực hiện nghiêm túc lề lối làm việc trong tổ, giữa các tổ với nhau và giữa tổ với nhà trường, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ và những quy định của luật giáo dục, điều lệ nhà trường.
2. Trách nhiệm của các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường:
- Phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, dân chủ bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.
- Ban thanh tra nhân dân thực hiện chức năng giám sát kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đề nghị Hiệu trưởng giải quyết, nếu Hiệu trưởng không giải quyết thì báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền trong ngành để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.
3. Trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ và Ban đại diện cha mẹ học sinh
- Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của các cha mẹ học sinh để cùng nhà trường giải quyết các vấn đề:
- Nội dung công việc có liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình để giải quyết những việc có liên quan đến học sinh.
- Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các khoản thu góp theo quy định và hoạt động xã hội hóa giáo dục ở địa phương.
- Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có thể phản ánh trao đổi trực tiếp với nhà trường với giáo viên hoặc thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh về những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường.
IV . NHỮNG VIỆC HỌC SINH ĐƯỢC BIẾT VÀ THAM GIA Ý KIẾN:
1. Những việc học sinh được biết:
- Chủ trương chế độ, chính sách của ngành và các quy định của nhà trường đối với học sinh.
- Kế hoạch đào tạo, tuyển sinh của nhà trường.
- Những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định.
- Kế hoạch tổ chức cho học sinh gia nhập Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Những việc học sinh được tham gia ý kiến:
- Nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến học sinh.
- Phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường có liên quan đến học sinh.
- (Vì Trường Tiểu học, học sinh chưa tự góp ý trực tiếp được nên cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể góp ý thay).
V. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ TRƯỜNG:
- Phổ biến ngay từ đầu năm học, kế hoạch năm học và những nội dung liên quan đến trách nhiệm giáo viên, học sinh, CBCC trong nhà trường.
- Thông báo công khai những quy định về tuyển sinh, nội quy, quy chế học tập, kết quả thi, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, khen thưởng kỷ luật.
- Trong năm học tổ chức 03 lần hội nghị các bậc cha mẹ học sinh vào đầu năm học, cuối học kỳ I và cuối năm học để thông báo kế hoạch nhiệm vụ năm học, trách nhiệm của bậc cha mẹ, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình của học sinh, thông báo kết quả học tập rèn luyện của học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động dân chủ của lớp mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của học sinh và các bậc cha mẹ học sinh để phản ánh cho Hiệu trưởng.
- Kịp thời thông báo những Chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước đối với người học, nhà giáo, CBCC trong nhà trường.
- Tổ chức góp ý kiến trực tiếp để cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thuận lợi trong việc đóng góp ý kiến.
- Kịp thời giải đáp các ý kiến và giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo.
VI. QUAN HỆ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG;
- Nhà trường với cơ quan quản lý cấp trên:
- Phục tùng sự chỉ đạo của Phòng, Sở GD & ĐT, thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định kịp thời và nghiêm túc.
- Kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn của nhà trường và kiến nghị những biện pháp khắc phục để cấp trên xem xét giải quyết.
- Phản ánh những vấn đề chưa rõ trong việc chỉ đạo của cấp trên; góp ý phê bình với cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản hoặc thông qua các cuộc họp giao ban. Trong khi ý kiến phản ánh lên cấp trên chưa được giải quyết, nhà trường vẫn phải nghiêm túc chấp hành và thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên.
- Quan hệ của nhà trường với chính quyền địa phương:
- Hiệu trưởng có trách nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan chính quyền sở tại phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường và chăm lo quyền lợi học tập của học sinh.
VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Hiệu trưởng, CBGV, NV trường có trách nhiệm thực hiện qui chế này.
Nhà trường, các cá nhân, đoàn thể trong trường thực hiện tốt qui chế này sẽ được khen thưởng; vi phạm qui chế này sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật./.
T/MBCHCĐ | HIỆU TRƯỞNG |