Danh sách phân phối
Số bản tài liệu | Người giữ tài liệu |
Bản tài liệu gốc | Lưu VT |
Bản sử dụng 01 | Hiệu trưởng |
Bản sử dụng 02 | Phòng Hành chính - Tài vụ |
Bản sử dụng 03 | Phòng tài chính kế hoạch Huyện Văn Lâm |
Bản sử dụng 04 | Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản |
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Mục đích.
- Mục đích để quản lý tốt nguồn kinh phí, tài sản, máy móc thiết bị của nhà trường là cơ sở chi tiêu phục vụ các hoạt động: Phong trào, hội nghị, tiếp khách, công tác phí, sử dụng điện thoại, điện nước, quản lý văn phòng phẩm, chi phí cho các nhiệm vụ bổ sung, chi thưởng. Thể hiện sự khách quan, dân chủ trong mọi lĩnh vực, giúp cán bộ, viên chức hiểu rõ và thực hiện.
Điều 2: Phạm vi đối tượng áp dụng.
- Phạm vi áp dụng:
+ Quy chế quản lý, chi tiêu nội bộ này được áp dụng tại Trường Tiểu học Lương tài - Văn Lâm - Hưng Yên
- Đối tượng áp dụng: Tập thể cán bộ, viên chức học sinh của trường Tiểu học Lương Tài
Điều 3: Cơ sở pháp lý để xây dựng.
- Căn cứ Nghị định số 141//2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
- Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị nghiệp công lập.
- Căn cứ TT 139/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
- Căn cứ Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 04 năm 2017 Bộ Tài Chính về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
- Thực hiện Nghị quyết số 98/2017/ NQ-HĐND ngày 21/07/2017 HĐND tỉnh Hưng Yên về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Thực hiện Quyết định số 16/2017/QĐ-UBND ngày 18/08/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Căn cứ thông tư số 63/2017/TT- BTC ngày 19/06/2017 của Bộ tài chính Quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
- Căn cứ Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 của Bộ tài chính về việc “Quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị trực thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
- Thực hiện Quyết định số 2116/QĐ-UBND ngày 07/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc quy định nội dung, mức chi, công tác quản lý tài chính thực hiện xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông, chuẩn bị tham dự các kỳ thi hoc sinh giỏi quốc gia.
- Căn cứ Hướng dẫn số 1277/HD-LN ngày 28/09/2016 Liên ngành sở GD&ĐT-Sở Tài chính-LDDTB&XH-Kho bạc nhà nước.
- Căn cứ Thông tư 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước
- Căn cứ QĐ số 17/2012/QĐ--UBND về việc quy định chế độ với vận động viên,huấn luyện viên và chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thẻ thao của Tỉnh
- Căn cứ vào dự toán chi ngân sách Nhà nước được giao hàng năm; Trường Tiểu học Lương tài xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ như sau:
II. CÁC KHOẢN DỊCH VỤ
1. Các khoản tạm thu dịch vụ không kinh doanh chi tiết như sau:
TT | Khoản thu tạm thu | Mức thu Đ/ tháng |
1 | Tạm thu Tiền điện thắp sáng và chạy quạt lớp học | 7.000 |
2 | Tạm thu Tiền nước uống của học sinh | 6.000 |
3 | Tạm thu Tiền thuê quét dọn vệ sinh | 5.000 |
4 | Tạm thu Tiền trông xe | 6.000 |
1.1. Nội dung chi Tiền điện thắp sang và chạy quạt lớp học:
+ 3% tổng số tiền thu được: Chi công tác quản lý thu
Số tiền còn lại chi:
+ Chi trả tiền điện thắp sáng và quạt mát
+ Chi hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống quạt, đèn chiếu sang ở các lớp học
1.2. Nội dung chi Tiền nước uống của học sinh:
+ 3% tổng số tiền thu được: Chi công tác quản lý thu
Số tiền còn lại chi:
+ Chi trả tiền mua nước
+ Chi mua sắm giá để bình nước, cốc uống nước, khay để cốc nước
1.3. Nội dung chi Tiền thuê dọn vệ sinh sân trường, lớp học:
+ 3% tổng số tiền thu được: Chi công tác quản lý thu
Số tiền còn lại chi:
+ Chi trả tiền công cho người dọn vệ sinh trong và ngoài lớp học
+ Chi mua sắm dụng cụ làm vệ sinh
1.4. Nội dung chi Tiền trông xe
+ 3% tổng số tiền thu được: Chi công tác quản lý thu
Số tiền còn lại chi:
+ Chi trả tiền công trông xe
+ Chi mua sắm dụng cụ trông xe
2. Tiền Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thân thể:
2.1. Tiền Bảo hiểm Y Tế:
Thực hiện theo đúng Nghị định 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế; Công văn chỉ đạo số 4660/BGDĐT-CTHSSV ngày 10/09/2015 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc thực hiện bảo hiểm y tế cho học sinh; căn cứ theo hướng dẫn của BHXH huyện Văn Lâm
2.2. Tiền Bảo hiểm thân thể:
Thực hiện theo hướng dẫn của Pjico Hải Dương
III. NGUỒN KINH PHÍ TẠI ĐƠN VỊ
Điều 4: Nguồn kinh phí, nguồn thu.
1. Nguồn kinh phí ngân sách cấp:
a) Ngân sách nhà nước nước cấp thực hiện công tác tự chủ;
b) Thu, chi từ quỹ theo quy định liên ngành;
2. Các nguồn thu theo quy định: Tiền trông xe đạp, tiền điện thắp sáng, tiền nước uống học sinh, tiền vệ sinh trường, lớp học.
3. Các nguồn thu khác (nếu có).
IV. QUY ĐỊNH CÁC MỨC CHI
Điều 5: Bảo đảm các khoản chi cho cán bộ, công chức :
a) Tiền lương, tiền công theo mức lương tối thiểu và hệ số lương tương ứng với ngạch, bậc của cán bộ, giáo viên và nhân viên, các khoản phụ cấp lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp khu vực theo các văn bản quy định hiện hành của Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và của địa phương, phụ cấp thâm niên thực hiện theo hệ số phụ cấp thâm niên của giáo viên theo Quyết định của Sở Nội vụ Hưng Yên và tương ứng theo số tiền được cấp trong năm của phòng Tài chính - Kế hoạch đã phân bổ đầu năm;
b) Chế độ làm ngoài giờ
Thực hiện Thông tư 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/03/2013. Đối với dạy kê, dạy thay;
Thực hiện theo Thông tư số 08/2005/TTLT- BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm làm thêm ngoài giờ đối với cán bộ công chức. được quy định như sau:
Đối với cán bộ công chức, viên chức (trừ bảo vệ), CBQL; làm thêm giờ trực trường trong ngày thường, ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, tết được thanh toán không quá 300.000 đồng/người/ ngày (Bình quân một ngày bố trí tối đa 02 người, ban đêm 02 người). Hiệu trưởng phối hợp Chủ tịch CĐCS phân công người trực, lập danh sách người trực ký xác nhận Hiệu trưởng, Chủ tịch CĐCS chuyển kế toán lập thủ tục thanh toán theo quy định. (thủ tục trên được thanh toán theo ca trực khi có xác nhận của BGH và CTCĐ).
c) Bảo đảm thực hiện đầy đủ, kịp thời bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y Tế, BHTN theo đúng Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể :
- Phần BHXH, BHYT và BHTN: phần thuộc kinh phí Nhà nước chi trả 21.5% (gồm BHXH: 17,5%, BHYT: 3%,BHTN: 1%): Nhà trường căn cứ tổng quỹ lương tính chuyển nộp hàng tháng cho BHXH huyện theo quy định.
- Phần BHXH, BHYT và BHTN của cán bộ công chức, viên chức có trách nhiệm thanh toán 10,5%,( gồm BHXH: 8% và BHYT: 1,5%, BHTN: 1%): Nhà trường có trách nhiệm trích trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức và chuyển cho BHXH huyện hàng tháng theo quy định luật BHXH.
- Phần KPCĐ 1% của cán bộ công chức, viên chức nộp trực tiếp cho công đoàn đơn vị.
d) Kinh phí công đoàn: Nhà trường tiến hành chuyển nộp KPCĐ 2% cho công đoàn cấp trên hàng tháng.
e) Bảo đảm thực hiện chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của và Luật của luật thi đua - Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều cử Luật thi đua-Khen thưởng;
Điều 6: Về chế độ công tác phí: (có hai cách tính)
1/ Khoán công tác phí: ( trong tỉnh) Thực hiện theo văn bản mới nhất.
+ Đối với cán bộ thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/ tháng; đi bằng phương tiện cá nhân của mình khoán tiền tự túc phương tiện là 500.000đ/ tháng: Văn thư; kế toán giao dịch.
Các đối tượng được hưởng khoán tiền công tác phí theo tháng nếu được cấp có thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm vụ theo đợt cụ thể, thì được thanh toán chế độ công tác phí theo quy định tại Thông tư này; đồng thời vẫn được hưởng khoản tiền công tác phí khoán theo tháng nếu đi công tác lưu động trên 10 ngày /tháng
2. Công tác phí ( Theo công lệnh hoặc Lãnh đạo phân công ):
a/ Tiền tàu xe:
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên được cử đi công tác các nơi từ 15km trở lên được thanh toán tiền vé của các phương tiện giao thông thông thường trên tuyến đi từ cơ quan đến nơi công tác và ngược lại. Các tuyến đường không có vé của các phương tiện giao thông quy định ( hoặc đi bằng phương tiện cá nhân) được thanh toán theo mức 3.000đồng/1Km.
- Chứng từ và mức thanh toán: Theo giá ghi trên vé, hoá đơn mua vé; giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như: Tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu. Không thanh toán phương tiện đi công tác bằng vé máy bay.
- Các đợt tổ chức Hội khỏe Phù đổng, kỳ thi do cấp trên tổ chức, thi học sinh giỏi, giao lưu học sinh học tốt cấp huyện, Thanh toán theo tiền xe thực tế hoặc hỗ trợ tiền tàu xe và tiền nước uống 25.000đồng/em/ngày, giao giáo viên Tổng phụ trách lập danh sách học sinh kèm giấy triệu tập của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện, hiệu trưởng xác nhận và lập danh sách học sinh tham gia ký nhận làm chứng từ thanh toán
b/ Tiền phụ cấp lưu trú:
- Đi công tác ngoài tỉnh: 200.000đ/ngày/ người. ( áp dụng đối với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng, TP Cần Thơ, TP Đà Nẵng và thành phố đô thị loại I thuộc tỉnh
+ Nếu đi công tác 2 ngày trở lên tại các tỉnh còn lại khác được thanh toán không quá 150.000đ/ ngày/người.
+ Nếu đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày), đi trong tỉnh, cự ly tính cả đi và về đạt được từ 20 km trở lên, mức chi 120.000đ/ngày/người.
- Chứng từ để thanh toán tiền phụ cấp lưu trú gồm: Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được thủ trưởng duyệt hoặc cử đi công tác. Giấy đi đường có đóng dấu của cơ quan nơi đến công tác hoặc nhà nghỉ, khách sạn nơi cư trú.
c/ Tiền thuê phòng nghỉ: Có 02 hình thức.
Thanh toán theo hình thức khoán:
+ Đi công tác ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng: Tối đa không quá 350.000đ/ngày/người;
+ Đi công tác tại các thành phố và các tỉnh còn lại: Tối đa không quá 250.000đ /ngày/người;
Thanh toán theo hóa đơn thực tế:
+ Đi công tác ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng: Tối đa không quá 400.000đ/ngày/người (phòng theo tiêu chuẩn 2 người/1phòng);
+ Đi công tác tại thành phố và các tỉnh còn lại: Tối đa không quá 300.000đ /ngày/người ( theo tiêu chuẩn 2 người/phòng);
+ Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn theo tiêu chuẩn 2 người/phòng nêu trên
Điều 7. Chi tiền tàu xe nghỉ phép năm
Cán bộ, giáo viên, nhân viên được cấp giấy phép và thanh toán tiền vé các phương tiện vận tải thông thường: ô tô, tàu, thuyền để nghỉ phép thăm người thân (cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng, con bị ốm đau, tai nạn, qua đời có xác nhận của địa phương). Thời gian nghỉ phép này được trừ vào thời gian nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện theo Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011Quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hằng năm đối với CBCC,VC, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 8: Chi hội nghị, hội họp, chè nước trong cơ quan.
- Chi khai giảng, hội nghị CNVC, ngày 20/11, hội nghị sơ kết HKI, ngày 22/12 ngày 26/3, lễ tổng hết năm năm học, kỷ niệm các ngày lễ lớn, được thanh toán tiền trang trí băng giôn, khẩu hiệu và các khoản chi phí khác để phục vụ hội nghị theo giá thực tế tại thời điểm đó.
- Chi tiền nước uống: (giải khát giữa giờ) 20.000đ/người/(nửa ngày)/đại biểu
- Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời (không trong danh sách chi trả lương) của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, công lập và doanh nghiêp: Mức khoán là: 150.000 đồng/ người/ ngày.
Chi chè nước,quà tặng(nếu kinh phí tiết kiệm còn).
- Chi chè, nước hàng phục vụ CB, GV, NV và khách là 500.000 đ/tháng.
Các khoản chi trên đều phải có bản kê hoặc chứng từ hợp lệ.
3/ Chi họp chuyên môn, chuyên đề: Áp dụng chi vào các ngày không có giờ và ngày nghỉ.
- Chi báo cáo viên: 50.000 đồng/ nửa ngày/ người
- Chi tiền nước uống: (giải khát giữa giờ) 15.000đ/người/(nửa ngày)/người
Các khoản chi trên đều phải có bản kê hoặc chứng từ hợp lệ.
Điều 9: Định mức chi tiếp khách.
- Đối với khách đến làm việc. Mức tiếp khách không được vượt quá 150.000đ/01 người.
Điều 10: Chi vật tư văn phòng phẩm, vật tư văn phòng.
1. Văn phòng phẩm:
+ Chi phục vụ cho khu hành chính trên cơ sở dự toán được duyệt của hiệu trưởng
+ Mức khoán văn phòng phẩm theo quy định cấp trên giao cho cán bộ hưởng lương, tiền công
2. Vật tư văn phòng:
- Hàng tháng các bộ phận phải đăng ký kế hoạch mua Văn phòng phẩm, vật tư thường dùng hoặc hay hỏng, hết để kịp thời phục vụ chuyên môn. Lãnh đạo bộ phận Hành chính có trách nhiệm tổng hợp, trình lãnh đạo duyệt. Việc sử dụng các Văn phòng phẩm phải hết sức tiết kiệm không gây lãng phí, thất thoát.
Điều 11: Thông tin tuyên truyền liên lạc.
1. Về sử dụng điện thoại tại cơ quan: Thanh toán tiền điện thoại sử dụng hàng tháng theo hóa đơn thực tế. Riêng máy điện thoại văn phòng dùng chung để liên lạc với phụ huynh và các cơ quan ban ngành nếu có nhu cầu, nhưng trên cơ sở tiết kiệm. Nhưng không quá 200.000đ/ tháng
2. Về sử dụng Internet: Nhà trường lắp đặt Internet cho phòng học có máy tính và các bộ phận nhằm truy cập tìm kiếm thông tin phục vụ cho chuyên môn của từng bộ phận. BGH nhà trường có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc sử dụng thanh toán theo mức gói cước được ngành viễn thông quy định.
- Gửi công văn: Gửi công văn, báo cáo cho các bộ phận của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện được tập trung gửi vào thứ ba, thứ sáu hằng tuần giao văn thư nộp (trừ trường hợp công văn, báo cáo đột xuất theo yêu cầu từng bộ phận của Phòng). Các công văn khác theo yêu cầu phải gửi đi ngoài huyện, các cơ quan ban ngành khác gửi bưu điện và lấy chứng từ kế toán thanh toán theo thực tế, chứng từ đầy đủ, hợp pháp.
Điều 12: Chi các khoản về nghiệp vụ chuyên môn và hoạt động Văn hoá, thể thao...
1. Chi phí nghiệp vụ chuyên môn
a. Chi mua các loại sổ sách đầu năm học theo Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện quy định.
Chi mua bổ sung tài liệu chuyên môn, tài liệu giảng dạy, các biểu mẫu đầu năm học, sách bổ sung vào thư viện, GV: Tùy theo thực tế sách giáo khoa, giáo viên các khối lớp và các biểu mẫu sử dụng cho công tác chuyên môn theo nhu cầu còn thiếu để phục vụ giảng dạy, các bộ phận lập kế hoạch đề xuất cụ thể trình hiệu trưởng xét duyệt và chuyển giao bộ phận kế toán xem xét cân đối trong nguồn kinh phí hiện có để mua, không mua các loại sách tham khảo bán không đúng theo danh mục xuất bản của nhà xuất bản Giáo dục. Và phải được Hiệu trưởng phê duyệt
b. Chi bổ sung trang trí phòng hội đồng; trang trí ngày lễ
Tùy theo thực tế có nhu cầu làm mới hoặc tu sửa.
2. Chi tổ chức hướng dẫn tập huấn, nghiệp vụ chuyên môn; tập văn nghệ, thể thao chuẩn bị cho thi đấu các giải.
Thời gian tổ chức các cuộc thi: Đối với cấp trường không quá 02 ngày (trừ thi giáo viên dạy giỏi)
- Ban tổ chức các cuộc thi cấp trường:
+ Trưởng ban, chủ tịch hội đồng: 80.000 đồng/người/ngày
+ Phó trưởng ban, phó chủ tịch hội đồng: 70.000 đồng /người/ngày
+ Ủy viên, thư ký, giám thị, giám khảo: 60.000 đồng/ người/ngày
+ Bảo vệ, phục vu: 50.000 đồng/người/ngày.
+ Trường hợp các thành viên hội đồng coi, chấm thi làm việc ½ ngày thì được tính bằng ½ định mức trên.
2- Đoàn tham dự các cuộc thi cấp cum, cấp huyện trở lên:
+ Trưởng đoàn, phó đoàn: 100.000 đồng/người/ ngày
+ Ủy viên : 90.000 đồng/ người/ngày.
+ Tàu xe, trang phục thi đấu, dụng cụ thi đấu, các nhiệm vụ khác liên quan đến hội thi thanh toán thực tế.
+ Hỗ trợ cho học sinh: 30.000 đồng/ngày (gồm tiền ăn, nước uống, thuốc uống thông thường)
3 - Mức chi tập huấn đội tuyển tại trường tham gia thi đấu cấp cụm, huyện trở lên:
+ Chi cho cán bộ phụ trách: 30.000 đồng/người/ngày
+ Huấn luyện viên, người hướng dẫn.... ( Giáo viên bộ môn kiêm nhiệm): 100.000 đồng/người/ngày. (chỉ tinh vào thời gian ngoài giờ chuyên môn)
Điều 13: Chi thưởng.
1/ Chi khen thưởng cho CBGV:
- Khen thưởng cho cán bộ, giáo viên:
+ Khen thưởng cho Lao động tiên tiến theo Quyết định của UBND huyện Văn Lâm và được trích từ tiền ngân sách nhà nước cấp
+ Khen thưởng cao hơn. Do cấp trên khen thưởng
2/ Khen thưởng cho học sinh:
+ Khen thưởng học sinh Giỏi, xuất sắc, HS tiên tiến mỗi năm một lần, vào dịp tổng kết năm học; Khen học sinh Giỏi, xuất sắc hoặc tương đương: < 30.000đồng/năm/em, Khen học sinh Tiến tiến hoặc tương đương: <20.000đồng/năm/em(kể cả giấy khen học kỳ I nếu có). Trường lập danh sách học sinh được khen thưởng và đính kèm Quyết định của Hiệu trưởng để thanh toán.
3. Chi thưởng GV và học sinh đạt giải các cấp :
a/ Giải tập thể lớp:
- Giải nhất: 100.000 đồng
- Giải nhì: 80.000 đồng
- Giải ba: 60.000 đồng
- Khuyến khích: 40.000 đồng
b/ Đối với Giáo viên:
+ Cấp trường: * Giải nhất: 100.000đ/GV
* Giải nhì: 80.000đ/GV
* Giải ba: 70.000đ/GV
* Đạt giỏi : 50.000đ/GV
+ Cấp huyện : * Đạt giỏi : 100.000đ/GV/ Nếu chưa được cấp huyện thưởng
+ Cấp tỉnh : * Đạt giỏi : 200.000đ/GV/ Nếu chưa được cấp tỉnh thưởng
c/ Giải cá nhân là học sinh:
- Giải nhất: 50.000 đồng
- Giải nhì: 40.000 đồng
- Giải ba: 30.000 đồng
- Khuyến khích: 20.000 đồng
d/ Chi hoạt động chuyên môn:
- Theo mức hưởng học sinh trong kế hoạch chỉ tiêu phấn đấu ( đính kèm)
- Chi thưởng hoạt động khoa học cấp trường: Đề tài khoa học Loại A là:100.000đ/đề tài, Loại B 80.000đ/đề tài, Loại C 60.000đ/đề tài
- Chi bồi dưỡng cho hội đồng giám khảo, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học 50.000/1 đề tài (Có QĐ của hiệu trưởng và được áp dụng với các Hội thi phong trào).
4. Thanh toán chi phí thuê mướn:
Thanh toán các khoản thuê lao động bên ngoài cho những công việc cụ thể, phát sinh đột xuất trong thời gian ngắn do thủ trưởng đơn vị quyết định.
5. Thanh toán chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ phục vụ cho công tác chyên môn và duy trì bảo dưỡng cơ sở hạ tầng trong nhà trường:
- Khi TSCĐ bị hư hỏng, các Tổ, Bộ phận cá nhân được giao sử dụng và quản lý TSCĐ lập dự toán và làm tờ trình đề xuất nội dung cần sửa chữa gửi Hiệu trưởng phê duyệt mới được tiến hành sửa chữa.
- Chứng từ thanh toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ gồm: Tờ trình, bảng dự toán, bảng quyết toán, hóa đơn tài chính đã được Hiệu trưởng phê duyệt.
- Nguồn kinh phí để sửa chữa thường xuyên TSCĐ phục vụ cho công tác chuyên môn, bảo dưỡng các máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng trong nhà trường được sử dụng trong nguồn ngân sách cấp hay nguồn thu của đơn vị. Nhằm đảm bảo cho các loại máy móc thiết bị hoạt động phục vụ dạy và học liên tục.
- Các khoản chi khác: Căn cứ vào thực tế phát sinh trong năm có chứng từ hợp lệ được thủ trưởng phê duyệt.
-Việc sửa chữa lớn TSCĐ hàng năm phải được lên kế hoạch và xin cấp chủ quản cấp từ nguồn kinh phí chi không thường xuyên.
V. QUY ĐỊNH VỀ MUA SẮM TÀI SẢN, SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG, QUẢN LÝ SỬ DỤNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ VẬT TƯ, ĐIỆN NƯỚC.
Điều 14: Quy định về mua sắm tài sản,máy móc,thiết bị, sửa chữa, bảo dưỡng.
- Việc mua sắm tài sản: Phải thực hiện theo đúng quy định và quy trình do Nhà nước ban hành. Giao cho tổ tư vấn có trách nhiệm lựa chọn đơn vị cung ứng.
- Tài sản lựa chọn mua sắm phải đúng mục đích sử dụng, có độ bền cao, phải đồng bộ, tần xuất sử dụng lớn, tiết kiệm năng lượng, có khả năng mở rộng và nâng cấp khi cần.
1. Thanh toán mua sắm đầu tư TSCĐ vô hình:
Bao gồm mua phần mềm máy tính hay các phần mềm phục vụ công tác chuyên môn giảng dạy.
2. Thanh toán mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn:
Bao gồm: Chi mua sách, tài liệu và chế độ dùng cho công tác chuyên môn; thiết bị tin học; máy photocopy; tài sản khác theo quy định.
Quy trinh thủ tục mua sắm sửa chữa TSCĐ thực hiện theo quy định của nhà nước.
Mua sắm TSCĐ bằng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp, thì phải chấp hành theo đúng dự toán được duyệt và chấp hành theo quy chế hiện hành của nhà nước.
- đồng mua sắm tài sản Nhà trường sau khi nhận tài sản tiến hành nghiệm thu thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản, có hoá đơn tài chính và các thủ tục cần thiết khác có liên quan.
- Về sửa chữa, bảo dưỡng lãnh đạo Phòng / Bộ phận phải lập kế hoạch và dự trù kinh phí trình lãnh đạo phê duyệt.
Điều 15: Quản lý sử dụng máy móc, thiết bị:
- Thiết bị được bàn giao như máy móc, dụng cụ, thiết bị đó thì phải có trách nhiệm bảo quản máy móc, thiết bị đó.
- Tuyệt đối không được sử dụng thiết bị, máy móc mà không được sự phân công. Không được sử dụng các máy móc, thiết bị vào mục đích cá nhân.
- Người sử dụng máy móc, thiết bị nào chịu trách nhiệm quản lý máy móc, thiết bị đó. Hết ngày làm việc phải cắt cầu dao điện, vệ sinh máy móc, thiết bị sạch sẽ, thu dọn dụng cụ kiểm tra, khóa cửa, khóa tủ.
- Người sử dụng chịu trách nhiệm quản lý máy móc (máy tính, máy phô tô, máy in...). Hết ngày làm việc phải tắt máy, cắt cầu dao điện.
- Trong quá trình sử dụng máy móc, thiết bị nếu máy móc, thiết bị, bị hư hỏng do nguyên nhân khách quan thì được sửa chữa bằng nguồn kinh phí của cơ quan. Nếu do nguyên nhân của người sử dụng gây lên thì cá nhân người sử dụng thiết bị đó phải bồi thường toàn bộ. Máy tính được giao cá nhân sử dụng trên lớp và mang về soạn bài được áp dụng theo biên bản bàn giao.
n - Việc kiểm kê tài sản: Hàng năm tổ kiểm kê tài sản có trách nhiệm kiểm kê tài sản và tính khấu hao cho từng loại tài sản theo đúng quy định.
Điều 16: Quản lý vật tư.
- Toàn bộ vật tư để dự phòng thay thế hay sử dụng. Các Phòng / Bộ phận phải lập kế hoạch trình lãnh đạo duyệt. Bộ phận nào có yêu cầu sử dụng căn cứ vào kế hoạch tháng đã được duyệt người quản lý mới được xuất vật tư .
- Quá trình sửa chữa và thay thế máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật tư không dùng được đều phải nhập vào kho để lưu trữ.
Điều 17: Quản lý sử dụng điện, nước sinh hoạt.
- Quản lý sử dụng điện.Việc sử dụng điện tại cơ quan phải hết sức tiết kiệm. Ra khỏi phòng làm việc phải tắt điện, quạt và các thiết bị sử dụng điện không cần thiết.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Điều 18. Tổ chức thực hiện
1. Toàn thể CB - GV - NV của cơ quan phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc định mức đã xây dựng trong QCCTNB. Các bộ phận đưa nội dung quy chế này vào sinh hoạt đinh kỳ, thường xuyên nhắc nhở để CB - GV - NV thực hiện tốt.
2. Bộ phận kế toán phối hợp với Ban Chấp hành CĐCS và Ban thanh tra nhân dân theo dõi giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế. Việc thực hiện tốt quy chế là một trong những tiêu chí xét thi đua, khen thưởng của các tập thể và cá nhân hàng năm.
3. Kế toán đơn vị có trách nhiệm tham mưu tốt cho Hiệu trưởng và tổ chức thực hiện kế hoạch chi tiêu được duyệt. Hàng quý phải báo cáo sử dụng kinh phí gửi Hiệu trưởng đơn vị để điều hành. Hàng năm, lập báo cáo công khai tài chính và kinh phí tiết kiệm được trước hội nghị CB-GV - NV.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện quy chế, nếu có những vấn đề chưa phù hợp với tình hình thực tế do chế độ, chính sách Nhà nước có điều chỉnh thì giao cho kế toán tham mưu cho thủ trưởng đơn vị xem xét và thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm để tiến hành chỉnh sửa quy chế cho phù hợp.
5. Các khoản đóng góp theo lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được đơn vị khấu trừ trực tiếp trước khi chi trả lương. Riêng kinh phí công đoàn do công đoàn viên đóng góp, hàng quý công đoàn viên tự nộp.
6. Tiền lương và các khoản phụ cấp rút từ ngày mồng 10 - 15 hàng tháng./.
CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN BAN THANH TRA NHÂN DÂN HIỆU TRƯỞNG
Trần Thị Kim Thanh Mao Thị Đương Nguyễn Thị Lan Anh